PHỤ LỤC
A - PHẦN MỞ ĐẦU :
I - Đặt vấn đề.
II - Giải quyết vấn đề.
1. Kết quả thống kê lỗi:
2. Nguyên nhân mắc lỗi:
3. Một số biện pháp khắc phục lỗi:
4. Kết quả thực hiện
III- Bài học kinh nghiệm
B - KẾT LUẬN
A - PHẦN MỞ ĐẦU
I – Đăt vấn đề:
- Chữ viết là hệ thống ký hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói và có những quy tắc, quy định riêng. Muốn viết đúng chính tả Tiếng Việt, ta phải tuân theo những quy định, quy tắc đã được xác lập.
- Trong thực tế, học sinh mắc lỗi chính tả rất nhiều. Có nhiều học sinh viết sai hơn 10 lỗi ở một bài chính tả khoảng 60 chữ. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi không thể hiểu các em muốn diễn đạt điều gì vì bài viết mắc quá nhiều lỗi chính tả. Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác, hạn chế khả năng giao tiếp, làm các em mất tự tin, trở nên rụt rè, nhút nhát.
- Vì lý do đó, tôi đã cố gắng thống kê, phân loại lỗi, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp khắc phục “để giúp học sinh giảm bớt lỗi chính tả”, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp, nhằm mục tiêu đào tạo những chủ nhân tương lai năng động, sáng tạo phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.
II/ Đặc điểm tình hình.
Thuận lợi:
Năm học 2008 – 2009, tôi được phân công dạy lớp 5A với tổng số học sinh là 35 em, các em đều ngoan, hiếu động.
Điều kiện cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Nhà trường và lãnh đạo địa phương tạo mọi điều kiện cho học sinh học tập và sinh hoạt.
Khó khăn:
- Vì điều kiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, trình độ học sinh không đồng đều, học sinh nhiều vùng, miền học cùng lớp, việc phát âm của mang nặng tính địa phương, nhiều phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Kết quả thống kê lỗi:
Qua kết quả thống kê các loại lỗi, tôi thấy học sinh thường mắc phải các loại lỗi sau:
a. Về thanh điệu:
Tiếng Việt có 6 thanh điệu (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì học sinh không phân biệt 2 thanh hỏi, ngã. Tuy chỉ có 2 thanh nhưng số lượng tiếng mang 2 thanh này không ít và rất phổ biến - kể cả những người có trình độ văn hoá cao.
Ví dụ: Sữa xe máy, hướng dẩn, giử gìn, dổ dành, áo củ…
b. Về âm đầu:
- Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
+ c/k: Céo cờ…
+ g/gh: Con gẹ , gê sợ…
+ ng/ngh: Ngỉ ngơi, nge nhạc, nghành nghề…
+ ch/tr: Cây che, chiến chanh, tre chở…
+ s/x: Cây xả , xa mạc…
+ v/d/gi: Giao động, giải lụa , giòng giống , dui dẻ…
- Trong các lỗi này, lỗi về ch/tr, s/x, v/d/gi là phổ biến hơn cả.
c. Về âm chính:
- Học sinh hay mắc lỗi khi viết chữ ghi các âm chính trong các vần sau
đây:
+ ai/ay/ây: Bàn tai, đi cầy, dậy học, …
+ ao/au/âu: Hôm sao, mầu đỏ, …
+ iu/êu/iêu: chìu chuộng, lim khiết, cây niu, …
+ oi/ôi/ơi/ui: nôi gương, xoi nếp, tui đi học, …
+ ăm/âm: con tầm, sưu tằm, bụi bậm…
+ im/iêm/êm/em: tim thuốc, lúa chim, cái kềm, đi tiềm, …
+ ăp/âp: gập gỡ, đầy ấp…
+ ip/iêp/êp/ep: số kíp, liên típ, thệp cưới…
+ ong/ông: ông bướm, sống biển,….
+ ui/uôi: tuối xách, đầu đui, tủi tác…
+ um/uôm: nhụm màu, ao chum…
+ ưi /ươi: tứu rau, …
+ ưu/ ươu: ốc bưu, con khứu
d. Về